Theánbộhảiquangiảmtờkhaităngnhưngthủtụcvẫnchạybăngbămai an tiêmo Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan (Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính) Lê Đức Thành, nhờ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, ngành hải quan đã sớm đạt và vượt các mục tiêu đề ra tại Chiến lược phát triển hải quan đến năm 2020.
Cụ thể, giai đoạn 2010 - 2020, Hải quan Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu thực hiện hải quan điện tử với điểm nhấn là hoàn thành 5E: E-Declaration (thủ tục hải quan điện tử); E-payment (thanh toán thuế điện tử); E-C/O (chứng nhận xuất xứ hàng hóa bằng phương thức điện tử); E-Permit (giấy phép điện tử) và E-Manifest (bản lược khai hàng hóa điện tử).
Trong đó, nổi bật là E-Declaration với 100% thủ tục hải quan cơ bản đã được tự động hóa; 100% cục hải quan, chi cục hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử với 99,65% doanh nghiệp tham gia.
Ông Thành nhấn mạnh, cùng với sự phát triển nhanh của kinh tế đất nước, khối lượng công việc của Tổng cục Hải quan tăng lên nhanh chóng. Điển hình là kim ngạch xuất, nhập khẩu trung bình mỗi năm tăng 23%; số thuế thu được trung bình mỗi năm tăng 9,2%; số lượng tờ khai trung bình mỗi năm tăng 22%.
Hiện nay, mỗi năm ngành hải quan giải quyết khoảng 15 triệu hồ sơ của người dân, doanh nghiệp. "5 năm gần đây, số lượng cán bộ, công chức hải quan giảm trung bình từ 1,5 - 1,7%/năm. Nhưng nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, việc làm thủ tục hải quan của doanh nghiệp được diễn ra thuận lợi, liên tục, nhanh chóng...”, ông Thành nói.
Đáng chú ý, ngành hải quan đã tập trung triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin một cách toàn diện vào tất cả các mặt công tác nghiệp vụ của ngành, mang lại hiệu quả tích cực trong công tác quản lý nhà nước về hải quan. Điển hình như giám sát quản lý về hải quan; quản lý thu thuế xuất, nhập khẩu; quản lý giá tính thuế; quản lý rủi ro; kiểm tra sau thông quan, điều tra, chống buôn lậu và xử lý vi phạm...
Ngành hải quan cũng đã áp dụng các công nghệ số trong kiểm tra, giám sát hàng hóa như sử dụng máy soi container, giám sát trực tuyến, sử dụng seal định vị điện tử trong giám sát tự động đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu vận chuyển bằng container...
Tập trung thực hiện hải quan số
Ông Thành nhìn nhận, kết quả đạt được về ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện hải quan điện tử là tiền đề quan trọng để ngành hải quan tập trung thực hiện các mục tiêu về chuyển đổi số, trọng tâm là thực hiện hải quan số.
Tổng cục Hải quan đã thành lập bộ máy tổ chức và huy động nguồn lực trong toàn ngành để triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số. Trong đó, Tổng cục Hải quan đã thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số.
Từ khi thành lập đến nay, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của ngành hải quan đã tổ chức 2 phiên họp, trong đó đã chỉ đạo triển khai toàn diện công tác chuyển đổi số trong toàn ngành. Tại địa phương, 100% cục hải quan tỉnh, thành phố đã thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số.
"Để thống nhất nhận thức và hành động, Tổng cục Hải quan đã ban hành đầy đủ chương trình, kế hoạch chuyển đổi số trong toàn ngành. Đó là, Kế hoạch chuyển đổi số ngành hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch chuyển đổi số năm 2023. Đồng thời, 35 cục hải quan tỉnh, thành phố cũng ban hành kế hoạch chuyển đổi số của đơn vị", ông Thành nói.
Trong Kế hoạch chuyển đổi số của ngành hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Tổng cục Hải quan đặt mục tiêu đến năm 2025: 100% thủ tục hải quan được số hóa và thực hiện bằng phương thức điện tử; 95% chứng từ thuộc hồ sơ hải quan được chuyển sang dạng dữ liệu số (đến năm 2030 phấn đấu chỉ tiêu đạt 100%). 100% hồ sơ về tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; người, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh được quản lý dưới dạng dữ liệu số…